Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Leo Phan -Chuyện bây giờ mới kể..



Một đèo, một đèo, lại một đèo
        Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
     Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
   Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
         Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
      Đầm đìa lá liễu giọt sương reo.
        Hiền nhân quân tử ai là chẳng ?
              Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo."


Tháng 11, học hành coi như xong xuôi, công việc thì chưa đâu cả, tôi quyết chí lên ngược làm chuyến dối già mặc cho cụ ông cụ bà cùng bạn bè ra sức can ngăn vì năm tuổi. Thôi thì cố gắng cho sau này có chuyện kể cho cháu nó nghe: "Ngày xưa ông mài lên đỉnh tập thể trên núi rồi nhé", và rồi vuốt râu cười hả hả mặc cho thằng cháu thò lò mũi xanh há hốc mồm vì khâm phục.   Câu chuyện bắt đầu.......... 


Tôi bắt đầu đặt lưng lên Sapa vào lúc 4 giờ ngày 28/11/2014. Lúc bấy giờ tất cả mọi người trên xe đều đang lơ mơ ngủ (kể cả tôi cũng), tôi nghe loáng thoáng mấy bác tài nói chuyện với nhau: đóng cửa kỹ lại, khóa cốp cẩn thận không chúng nó đập ra đấy, kèm theo đó là tiếng người lao xao cộng với thi thoảng ánh đèn xe máy hắt lên cửa kính. Tôi thầm nghĩ trong bụng: "bỏ mẹ rồi, chắc xe kẹp phải vị nào băng đường ban đêm, giờ tài anh tài em khóa xe bỏ trốn chờ Cốp đến giải quyết". 




Nhìn qua làn hơi nước đọng trên cửa sổ ô tô, tôi loáng thoáng thấy cái j đen đen nằm chèn ngay gần đầu xe, càng thêm chắc mẩm: quả nài bay đầu chứ chả chơi. Thế rồi cơn buồn ngủ lại vật tôi xuống, nghĩ trong đầu, kệ cụ, có gì thì lái xe phải chịu. 6 giờ sáng, cơn đói bụng làm tôi tỉnh hẳn, cửa xe đã mở tự bao giờ, lò mò ra khỏi xe trong tư thế đề phòng ăn nhát dao vào thủ, tôi mới bàng hoàng nhận ra xe đang đỗ trong bến, và tiếng lao xao cộng với ánh đèn xe là của mấy bác xe ôm, chết cười hơn nữa là cái cục đen đen tối qua mà tôi nhầm tưởng là aka đầu lâu xương sọ thì ô hô: một bãi shit trâu to đùng!!!.



Móc quả điện thoại ghẻ ra alo cho chị chủ nhà nghỉ xuống mở cửa, tôi lững thững đi kiếm cái nhét bụng, phải nói là bất cmn ngờ, 1 cái bánh mỳ với 1 trứng, 1 xúc xích, rau ớt đầy đủ chỉ 15k. Đó là thứ duy nhất ở Sapa mà khi nuốt xuống tôi không thấy đắng miệng, hã hã.



Đoạn sau không có gì hót, để kể sơ qua về các thành viên của chúng tôi, gồm có 10 người, oái oăm thay chỉ mình tôi là xa lạ, còn các thành viên khác quen thân nhao chắc từ thuở chuổng cời, hơi ngại ngần 1 tí nhưng sau rốt thì tôi tặc lưỡi: trước lạ sau quen rồi thì mon men quan hệ.

      (Bờ hồ thị trấn)

Sau các thủ tục và dặn dò của bên tổ chức, 9h30 chúng tôi cũng bắt đầu đặt chân lên con đường chinh phục Fansipan ở bản Cát Cát.Đi được 1 đoạn qua cái cầu treo thì gặp 1 ngã 3 có ông già ngồi thổi sáo dọc xin tiền ( là tiêu ấy các bác), vốn lúc đầu tôi định cho cụ tí tiền lẻ vì vốn tôi có máu văn nghệ với cả sáo dọc sáo ngang cũng thổi đôi lần nhưng sau thấy cụ thổi chán quá nên lại thôi, thành thử đoàn có mỗi 1 chị cho cụ đâu 2k thì phải. Áp dụng ngay bài của các cụ xưa: ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ. Tôi mới đằng hắng lên tiếng hỏi cụ khí không phải chứ leo Phan là đi lên hay đi xuống, tức thì bàn tay xương xẩu những tưởng đã luyện ưng trảo công đến 7,8 thành hỏa hầu mới trỏ cho tôi, ấy là đi xuống.



To mồm cảm ơn cụ 1 tiếng chúng tôi mới tiếp tục đi theo hướng được chỉ mà vẫn không thèm thả thêm ít xu teng nào vào cái ống bơ ghỉ của cụ (sau rồi tôi mới biết đấy là 1 sai lầm nghiêm trọng). Đi tiếp được 1 đoạn thì thấy nhà sàn kèm theo vài con trâu buộc mõ lốc cốc, chúng tôi mới ớ người, hỏi ra mới biết đoạn ngã 3 phải đi lên mới đúng, đúng là bố già thổi tiêu thâm thật. Sau này anh porter mới bảo chúng tôi: bố ấy mù dở, biết gì đâu mà chỉ, đúng là trò đời, anh mù chỉ đường cho anh sáng mắt.Nhân đây tôi xin giới thiệu porter là gì: ấy là người khiêng lều bạt, túi ngủ, xoong nồi bát đĩa, tóm lại là những vật dụng cần thiết để chúng tôi có thể sanh hoạt trên núi y như dưới đồng bằng. Mỗi cái gùi của các anh nặng độ 2 chục cân, bắp chân to như phích nên các anh bước phăm phăm trong khi bọn rỗi hơi lên núi hành xác là chúng tôi đơi với balo chỉ dăm cân mà thở như cún sau khi leo độ trăm mét đường.


Quãng đường đầu tiên chưa có gì để ngắm nghía chụp choẹt nên cả đoàn đi cũng khí nhanh, độ 12 giờ chúng tôi đã có mẹt ở điểm dừng chân. Bữa trưa là cơm hộp với thịt rang và susu xào. Cơm thì nhão, thịt nhạt nhưng vì đói nên ai nấy ăn hối hả như các cụ năm 45 vớ được củ chuối.


Cuộc hành trình tiếp tục vào lúc 13h, tới đây thì chẳng còn ai có thể đi bằng 2 chân được nữa, mọi người dùng tất cả các bộ phận có thể chống được xuống đất để leo lên, có những đoạn cheo leo bên bờ vực, mà chỉ cần xẩy tay do chóng mặt hay mải ngước lên hóng chuyện thì aka chắc chắn là đi xuống núi bằng túi nilong.


 Qua được đoạn đường dốc đứng là tới cánh rừng thảo quả, tự bé đến nhớn tôi chỉ đợp thảo quả trong khi ăn bò sốt vang nên đâu có quan tâm nó mặt ngang mũi dọc như nào. Sau khi được 1 anh trong đoàn chỉ thì tôi mới biết, aha, tưởng gì nó y như cây dong riềng mà hồi bé các anh chị hay bẻ hoa hút mật. quả to như ngón chân mọc thành từng chùm dưới gốc.




Rất tiếc giờ chưa vào mùa nên chỉ thảng hoặc mới có, và sau 1 hồi xin xỏ từ những người đi xin xỏ thì tôi cũng vác được nó về tận hà lội cho quý anh chị thưởng lãm đây.


 Tầm cuối chiều thì chúng tôi cũng đến được chỗ nghỉ đêm, vì có 2 đoàn đi trước nên anh porter cho dừng ở chỗ thấp hơn cho khỏi tranh nhau chỗ nằm vì đất bằng trên lúi hơi khó kiếm.




(Lều ngủ đây, như cái chuồng trâu mùa lạnh)

Trong khi các anh dựng lều và đặt bếp nấu nướng thì anh chị em chúng tôi lôi đồ khô ra măm và tranh thủ chụp choẹt bù lại lúc trên đường chỉ leo và thở.




Chậc chậc, xem thực đơn có gì nào: Gà nướng que, bò xào cần, đậu phụ sốt cà chua, cá cũng sốt cà chua và rau muống xào tỏi. Cảm giác một bữa ăn về với thiên nhiên thật sự khác bọt, ăn cái gì cũng ngon (hoặc đói quá chăng? ).


 (Bác trưởng đoàn và con gà nướng)


Trong cơn hăng máo tôi cũng đá tầm 1 bát rượu táo mèo, trong khi thường ngày chắc độ 2 nắp bút đã gặp em huệ, kết quả là tôi chả nhớ mình mò vào lều đi ngủ lúc nào, làm một mạch cho đến sáng, mặc kệ cho bên cạnh là 2 anh hộ pháp ngáy như kéo bễ, cộng thêm mùi thối chân thoang thoảng của cả lũ đàn ông sau 1 ngày trèo đèo lội suối.


 (Ảnh ăn cắp do quên không chụp)

Sáng ra mới nghe anh bên cạnh phàn nàn: thằng ôn mài ngủ mơ nói chuyện với anh cả đêm, cái gì mà Kim Mã với cả Đê La Thành, có phải chăng trong mơ anh đã nhắc tên em, người con gái đi qua đời anh?                             

                              Lúc nắm tay em chỉ nắm hờ                             
      Để giờ đêm cứ nắm trong mơ..
      (thi thoảng tôi đá tí thơ cho máo  :v )



Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Những cô em gái!!!??

(Liu ý bài viết chỉ mang tính chất minh họa nhưng không nhất thiết khác với sự thật)

Thằng bạn chuẩn bị cưới vợ, nó đang lo sốt vó vì chưa biết giải thích với cô dâu như thế nào về danh sách dài dằng dặc phải đến dăm mâm khách là những cô em gái "ban ngày".
Trông người mà ngẫm đến ta, giật mình tôi mới tự liên hệ bản thân. Mình thì toàn em gái đúng nghĩa cả đêm lẫn ngày. Danh sách thì cũng chỉ tròm trèm được 1 hội phỏm chứ không đến nỗi tốt số như ông bạn kể trên. Đặc điểm chung của những cô em là câu nói truyền kỳ muôn đời bất hủ: "Anh rất tốt nhưng em rất tiếc" hoặc "Sẽ có người con gái tốt hơn em đến với anh".




 Mình trộm nghĩ, cánh phụ nữ thường hay kêu ca: "Đàn ông các anh thằng nào cũng như thằng nào". Vậy hà cớ chi các cô không yêu luôn tôi đi cho êm chuyện mà kén cá chọn canh cho mệt để rồi sau lại thở dài: "Đời toàn thằng sở khanh". Nói vui vậy thôi chứ tôi vẫn biết. Những người con gái ấy chỉ coi tôi như đôi dép tổ ong. Tuy êm đấy, tiện dụng đấy. Nhưng chỉ để đi vặt vặt trong nhà, vào WC hay phòng tắm.



 Chứ mỗi khi ra ngoài gặp bạn bè, họ cần những đôi giày cao gót, những đôi hài búp bê hay bốt đen cổ cao bóng loáng để còn sĩ diện với đời. Bởi vậy hỡi những chàng trai tổ ong, hãy quyết liệt hơn nữa, vì một thế giới không FA. Cho tụi nó đi đất để nhận ra rằng đôi gót son ngọc ngà đôi khi dễ bị tổn thương như thế nào.
Các cô vẫn hay chửi cánh đàn ông là bắt cá hai tay hay bứng hoa cả cụm. Cập nhật hơn tí nữa thì thời nay chúng nó dùng lưới quét hoặc chơi kích điện để tăng sản lượng đánh bắt.

Nhưng cớ sao các cô tự cho mình cái quyền được nhắn tin trả lời với nhiều anh tán tỉnh. Sáng đánh võng bờ hồ với anh mini tầu, chiều la cà quán nước với thằng dép tông hay tối tối đánh cầu lông với anh xe đạp điện. Chất vấn thì các cô bảo rằng: "em đang lựa chọn" hay "em chưa có tình cảm xác định với anh nào nên em đi để chốt cảm xúc". Cánh đực rựa tụi tôi cũng vậy thôi. Anh có thể thích em Tồ ở cái nốt ruồi duyên mọc không đúng chỗ, hay say như điếu đổ em Tẹt vì điệu cười thần sầu quỷ khốc.





Nhưng anh chưa thật sự yêu em nào cả. Tất cả chỉ dừng lại ở ấn tượng ban đầu. Anh cũng đang so bó đũa chọn cột cờ. Tìm đúng tổng đài mà bắt sóng. Vậy thì cớ sao khi tình cờ gặp anh và cái Quýt đang ngồi uống nước với nhao thì em Cam lại xông ra với ánh mắt hình viên đạn. Sau những cú lườm nguýt xỉ vả thì hai em tay trong tay bỏ đi để cho anh phải trả tiền.

Đến bao giờ trong khi anh đang có gấu, something in hand, hand in some thing, something in something.
Mà lúc ấy anh vẫn cà cưa cá cẩm, hẹn hò đá cá lăn dưa với em thì em hãy chốt vào mặt anh là thằng khốn nạn. Này những cô em gái. Khi mà trái tim anh vẫn còn lỗi nhịp khi đứng trước mặt em, thì xin em đừng tâm sự với anh rằng em yêu anh này lắm, quý anh nọ ghê cơ. Hoặc cũng đừng mỗi khi cãi nhao với gấu thì lại hẹn hò anh để làm cái thùng nước gạo cho em trút cảm xúc.

Kể từ khi biết em không yêu. Trái tim anh nát tan làm trăm mảnh. Anh đã phải tìm đến cả trăm cô gái để quên em. Hà cớ sao em vẫn chưa vừa lòng. Có lẽ nào em muốn băm nhỏ nó ra để làm món cháo dinh dưỡng cho đứa con đầu lòng em sắp đặt tên mà không hề giống bố.



Hãy phản biện đi hỡi những cô em gái. Hỡi những nàng bỏ lại anh một mình nơi quán vắng.

Anh lại trở về làm một chú xe ôm
Để lắng nghe những cuộc tình ngang trái
Những con tim vì yêu nên khờ dại
Những tủi hờn đong đếm lẽ trả vay

Vẫn là anh không dang rộng vòng tay
Chỉ chìa bờ vai cho mắt buồn được khóc
Để tạm quên đi đường đời khó nhọc
Lau mắt rồi lại bước tiếp nghe em

Anh lại làm một chân nhậu thân quen
Chỉ diệt mồi thôi và ngồi nghe kể chuyện
Vẫn tình yêu, "điều thường ngày ở huyện"
"Họ phũ phàng họ gian dối tình em"

Để rồi khi trở về giữa đêm đen
Buốt giá bàn tay một mình anh cô độc
Lệ đã khô buồn gì đâu mà khóc
Bởi anh là trọn một kiếp xe ôm..
                                             

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trò chơi tuổi nhỏ



Cái nóng đầu hè càng làm nỗi nhớ mùa đông càng thêm da diết. Hóng gió Long Biên thoáng trông cánh dơi đêm mà tưởng mình trở về thời nhặt phân trộn diêm làm thuốc súng. Tiếng ồm ộp tình tự của mấy cặp ễnh ương như thể mới năm nào soi ếch bờ mương. Phá tôi mạn phép kể hầu quý anh chị đôi ba kỷ niệm thuở chăn bò cắt cỏ.


1. Câu chuồn chuồn:



Chuồn chuồn chắc hẳn k xa lạ với quý anh chị. Nhưng có lẽ ít ai biết lúc chuồn chuồn đóng bỉm nó ở đâu và hình dàng ntn. Dân gian thường có câu: làm ăn như chuồn chuồn nắc nước. Nếu để ý quý anh chị sẽ thấy ở những mặt nước như ao hay mương thì lũ chuồn chuồn thường chao liệng là là rồi thi thoảng xà xuống chấm đuôi vào mặt nước rồi vội vàng bay lên.


 Ấy là nó đang nắc nước, nói theo khoa học thì nó đang đẻ trứng. Trứng chuồn chuồn nở ra thành ấu trùng, chúng sinh sống trong môi trường nước cho đến khi nào lột xác thì cất cánh bay lên. Người ta tạm gọi nó là con rận nước vậy. (Link bài viết ở đây cho quý anh chị nào không tin lời tôi: http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2100&Itemid=31 )





Qua văn chương tôi thời dc biết cái gì gọi là thân như nhựa mít dính đít con chuồn chuồn. Nhưng chỗ tôi để bắt được chúng thời không vất vả như vậy.
Chúng tôi câu. Mồi câu là những chú chuồn chuồn con con mà dẫu có sống nghìn tuổi thì cũng không thể lớn thành ông chuồn voi oai vệ được.




 Sau một hồi chang nắng và quay tay chúng tôi cũng kiếm được đôi ba ông tím tím và xanh xanh để làm mồi. Nhân đây xin cụ thể cái vụ quay tay để cái đầu đen tối của quý anh chị dc đả thông đôi chút. Khác với tụi con gái dậm dò rình rập thò tay nhón gót để túm đuôi lũ mồi tí hon thì cánh con trai chúng tôi có cách hiệu quả và không kém phần bạo lực, ấy gọi là quay tay vậy. Khác với việc bắt sóc bỏ lọ mà quý anh nào cũng từng trải qua, ở đây chiều chuyển động của tay không phải tụt lên tụt xuống như pitton  mà xoay tròn như cánh quạt trên đầu mấy chú tim tím. Chả biết là cu cậu say máu hay sẵn tính tò mò mà cứ trố mắt ra nhìn cái vòng tròn chết chóc chết đầu cho đến khi bụp một phát thì đã ô hô ai tai bị xiên vào xương dừa để làm mồi cho kẻ khác.


(Đây chính là xương dừa)


Cách câu cũng đơn giản, cứ quay quay cái xương dừa trước mặt mấy ông chuồn đen to xác là chắc chắn xừ ta đớp gọn. Lúc đấy chỉ việc túm lấy và xiên vào cũng một cái xương dừa được đeo bên hông. Nhiều khi tôi tự hỏi những tay chơi chuồn chuồn này liệu có phải là linh hồn của những kẻ FA chết đi vảng vất nơi trần thế hóa thành hay không mà cứ thấy quai tai là lao vào như chọi máu. 




Thành quả của những buổi đi câu là những xâu chuồn chuồn đầy chặt kèm theo bản trường ca bất hủ của cụ bà: Zời ơi là zời, suốt ngày chuồn chuồn, mài có ăn trừ cơm được không để tao rang lên cho tối ăn cả thể. Cụ ông thì không thế, cánh đàn ông bao giờ cũng nói ít làm nhiều. Cụ lừ lừ đến gần tôi và cho ý kiến bằng cách tung một cú bàng long cước như trời giáng vào bàn tọa tôi mà đến giờ đôi khi tôi lại như được trở về trong những cơn đau váng vất khi bạn trai đến chơi lại hết dầu ăn. Những kẻ duy nhất ủng hộ cuộc đi câu của tôi là mấy chú gà trong vườn. Sau khi cục cục mổ lia lịa và rướn cổ nuốt lấy nuốt để thì lũ gà nhìn tôi với anh mắt long lanh như thể cảm ơn (ấy là tôi cứ đoán vậy) mà đâu biết rằng mục tiêu đen tối phía sau là vỗ cho chúng mài chóng béo để ông được thịt. Nhắc mới nhớ, mỗi lần thịt gà cụ ông lại nắn chân nắn cổ kẻ xấu số rồi thở dài: thôi hóa kiếp cho mài kiếp sau sướng hơn, và rồi cụ hạ giọng đủ nghe: béo như nài chắc dc 2 đĩa.



Dường như trong cơn vui cụ quên mất thằng con đứng rập rình ở bên chờ nghe sai vặt cũng góp một phần đóng góp không nhỏ cho công cuộc kiếm chất đạm của nhà ( người lớn nhanh quên lắm). Lúc thì:"Lấy bố nắm muối". Lúc thì:" Bóc cho tao mớ hành khô". Rồi: "đem mớ lông gà chôn xuống gốc cây đi ku". Nhưng rồi tất cả thắc mắc kèm theo hờn tủi của tôi bay biến hết khi ngồi bên mâm cơm bốc khói mồm gặm đùi gà. Trẻ con thật dễ tha thứ.

Đá sang tiếp chuyện câu chuồn chuồn. Cách câu ở trên chỉ bắt được mấy ông chuồn đen háu đói, chứ mấy cô chuồn ớt chuồn cam thời rất dửng dưng, để câu được nó chỉ có dùng chính lũ nó câu họa hoằn lắm mới bắt được. Ấy vậy mới nói: Người đẹp đi với người xinh - Bao nhiều người xấu rập rình với nhau.
Hết chuyện chuồn chuồn.




2.Bọ xít:




Nói đến món này thì hẳn nhiều người biết nhưng thôi kệ. Đang tiện đà tay. Có 2 cách chơi. Một là ngắt cụ nó một chân ông xít bắt dc rồi xiên que tăm vào, lắc lắc là ông xít tung cánh tắp lự. Lũ chúng tôi dùng làm quạt mini, cứ dí mặt vào cho nó vù vù, mát mát là. Nhưng vô phúc có ông xít nào mất dạy xịt cho một bãi trong lúc đang phiêu thì cũng đen. Lúc ấy mẹt quý anh chị sẽ cháy xém như nài nài, rát rất. 



Dân quê nghèo thì chỉ có 1 phương thuốc duy nhất. Thế mà trị hầu như bách bệnh, từ hủi lậu giang mai cho đến thôi tai hôi miệng, rồi thì tiểu tiện đái đường hay liệt dương lãnh cảm. Đó là mật ong rừng. Bất kể quý anh chị bị con côn trùng gì đái hay đốt thì bôi nó dăm ba ngày khắc hết.Tất nhiên nếu bị người làm tương tự thì thuốc nài không chữa nổi, phải đi bác sĩ thôi, hã hã.




Quay về mấy ông bọ xít. Cách chơi vừa nhắc ở trên chủ yếu để lừa mấy thàng oắt thò lò mũi xanh hoặc bọn con gái chứ lũ zai tơ lông chưa mọc đủ thì có trò hay hơn nhiều. Làm xe đua. Vật liệu được ưa chuộng là phim ảnh và nhựa đường được lấy từ đầu cục pin con thỏ, Gập hai bên cạnh của mảnh phim, xiên qua hai que tăm mỗi đầu được chọc một miếng nhựa cắt tròn là xong. Tiếp đó đốt nóng cục nhựa đường gắn vào lưng xe và bụng ông xít. Cầm cả xe lên lắc nhẹ là a ha tít mù xe ta bon trên dặm đường.







 Đã nói chuyện chơi tôi nhân tiện đá sang chuyện ăn tí. Sau khi chán chê với lũ xe cộ thì chúng tôi chuyển sang phục vụ cho cái bụng. Người ta chỉ ăn xít nhãn chứ mấy thím xít cam xít quýt tôi thời chưa thấy ai ăn bao giờ. Bọ xít bắt về ngắt đầu, vặt hết cánh cứng, mổ bụng vất ruột. Sau đó gâm nước vôi để khử hết thứ nước tiểu khai mù mà đậm đặc chất ăn mòn. Kế tiếp là rửa sạch rang vàng và chế nước mắm. Chậc, thơm phúc mà giòn tan.




Nhưng chỉ ăn điều độ thôi. Bố nào mồm rộng đớp nhiều thì y rằng sáng mai cổ họng câm đặc. Mặc dầu đã được ngâm nước vôi nhưng cái lũ xít dường như trước khi chầu trời đã phát tán mớ amoniac khắp người nên chỉ giải quyết được phần nào. Thứ nước thánh quái đản có tác dụng khan họng tắt tiếng. Và không con cách j hơn là phải làm tí thần dược mật ong rừng.Nhiều lúc tần ngần ngồi  nghĩ phải chăng những Trọng Tấn Đăng Dương thuở còn thơ cũng như lũ chúng tôi nên mới có giọng nam trầm hay đến vậy...??

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Đắng 2 ..




Anh như hòn sỏi buồn
   Lăn qua đời em những vòng tròn cô độc
                                                        Thời gian trôi làm phôi pha màu tóc
                                                        Nhạt nhòa đi cả ánh mắt xanh xưa
                                                        Tình yêu kia nào đâu phải trò đùa
                                                         Những cuộc vui anh không hề góp mặt.
                                                         Sợi tơ tình cố dặn lòng sẽ cắt
                                                         Vòng tay gầy không ôm nổi hư hao
                                                         Biết khi nào anh mới hiểu tại sao
                                                          Anh và em, hai ngả đường cách biệt..

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Ngày tết kể chuyện bánh chưng..





Mới đọc cái tiêu đề có thể quý anh chị bĩu môi rồi phán: "Xời, bánh chưng tết nhà nào chả có, việc gì phải kể".
Ấy vậy, có cái khác biệt tôi mới kể chớ, với cả blog của tôi, tôi có quyền viết, há há.
Trước tiên là lá dong, phải chọn loại vừa vừa bánh tẻ, không to quá không nhỏ quá. Bác nào tham lá to cho máo thì khi gói cũng phải cắt mà bánh lại ọp ẹp. Trước nhà tôi có trồng ít bụi cãnh rãnh nước để tự túc nhưng sau thấy cả năm dùng mỗi một lần mà chỉ tổ ruồi muỗi nên đào sạch, mua chợ cho lành.



Rồi đến lạt buộc, lạt được làm từ ống giang, đặc tính của cây này là dóng rất dài và khi chẻ thành lạt thì dẻo, ít bị vỡ ngang.
Đầu tiên cụ ông nhà tôi cũng ham hố mua ống về tự chẻ. Sau lại nhận ra là mình chẻ k mỏng như ngoài hàng mà mất công, cho nên là mua sất.




                                              (Cô bán lạt xênh như nài không mua hơi phí)

Gạo nếp được ngâm từ đêm hôm trước, với mục đích là cho mềm, khi luộc sẽ chóng nhừ. Đỗ xanh tách vỏ, đun chín và làm nhuyễn. Nhiều nơi tôi thấy để đỗ sống. Cái này tôi chê, vì khi luộc bánh xong phần nhân đỗ sẽ k mịn mà tơi tả. Thịt ba chỉ rang sơ qua với hạt tiêu cùng hành khô. Nhà tôi toàn thành phần chém to kho mặn nên nhân thịt cứ tương đôi lạng vào ăn cho máo.
Suýt quên một chi tiết rất rất quan trọng mà tôi muốn khoe với anh chị. Ấy là nước lá riềng, năm nào gói bánh thì việc chuẩn bị nó cũng dành cho tôi. Lá riềng rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước trộn vào gạo. Bánh có trộn nước này rất thơm và ít bị mốc.




 Nhà tôi thường gói bo, nguyên văn cụ ông. Tức là gói bằng tay. Cụ cứ vừa gói vừa chém: "Tao gói bo mà ra hình thang cân mới kinh, chứ gói khuôn vuông chành chạnh thì không tính tiền". Quả thực nhìn cặp bánh chưng khum khum hình mu gì ( ^^ ) trông nó vẫn ngon mắt và gợi cảm hơn quý anh chị ạ.


                                                           (Ảnh - chính tôi)

Để gói bánh người ta cần 4 cái lá dong đã cắt bằng đầu lá và tước sống lưng để khi gập không bị rách lá. Phá tôi đã từng thử gói bánh và thành phẩm là một mớ hỗn độn gạo thịt đỗ xanh trong lá, nhão nhoẹt. Cụ ông buông 1 câu: "Mài đùm bánh chứ gói đếch đâu", đắng.

                                           (Kể có bạn gói như nài thì tôi hẳn là chăm học)

Năm nào đến tết là cụ ông lại có dịp ca thán tôi về tội không chịu học gói bánh. Được thể cụ còn dọa: "mài không học gói đi sau lấy vợ thì không có bánh mà ăn con ạ". Tôi tỉnh bơ: "Sau con nhờ bố vợ gói", hửa hửa.


                                                                      (Ảnh - chính tôi) 

Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Người ta thường miêu tả trong văn học cũng như câu treo cửa miệng của quý anh chị là thức đêm 30 trông nồi bánh chưng. Nhà tôi chả thế, bánh gói xong từ trưa, luộc đến tầm 11 giờ đêm là vớt ra và ép cho ráo nước. Xong om, cả nhà đêm giao thừa ngồi vểnh râu xem phim,
nhàn tênh. Hết cmn chuyện.