Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Đắng 2 ..




Anh như hòn sỏi buồn
   Lăn qua đời em những vòng tròn cô độc
                                                        Thời gian trôi làm phôi pha màu tóc
                                                        Nhạt nhòa đi cả ánh mắt xanh xưa
                                                        Tình yêu kia nào đâu phải trò đùa
                                                         Những cuộc vui anh không hề góp mặt.
                                                         Sợi tơ tình cố dặn lòng sẽ cắt
                                                         Vòng tay gầy không ôm nổi hư hao
                                                         Biết khi nào anh mới hiểu tại sao
                                                          Anh và em, hai ngả đường cách biệt..

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Ngày tết kể chuyện bánh chưng..





Mới đọc cái tiêu đề có thể quý anh chị bĩu môi rồi phán: "Xời, bánh chưng tết nhà nào chả có, việc gì phải kể".
Ấy vậy, có cái khác biệt tôi mới kể chớ, với cả blog của tôi, tôi có quyền viết, há há.
Trước tiên là lá dong, phải chọn loại vừa vừa bánh tẻ, không to quá không nhỏ quá. Bác nào tham lá to cho máo thì khi gói cũng phải cắt mà bánh lại ọp ẹp. Trước nhà tôi có trồng ít bụi cãnh rãnh nước để tự túc nhưng sau thấy cả năm dùng mỗi một lần mà chỉ tổ ruồi muỗi nên đào sạch, mua chợ cho lành.



Rồi đến lạt buộc, lạt được làm từ ống giang, đặc tính của cây này là dóng rất dài và khi chẻ thành lạt thì dẻo, ít bị vỡ ngang.
Đầu tiên cụ ông nhà tôi cũng ham hố mua ống về tự chẻ. Sau lại nhận ra là mình chẻ k mỏng như ngoài hàng mà mất công, cho nên là mua sất.




                                              (Cô bán lạt xênh như nài không mua hơi phí)

Gạo nếp được ngâm từ đêm hôm trước, với mục đích là cho mềm, khi luộc sẽ chóng nhừ. Đỗ xanh tách vỏ, đun chín và làm nhuyễn. Nhiều nơi tôi thấy để đỗ sống. Cái này tôi chê, vì khi luộc bánh xong phần nhân đỗ sẽ k mịn mà tơi tả. Thịt ba chỉ rang sơ qua với hạt tiêu cùng hành khô. Nhà tôi toàn thành phần chém to kho mặn nên nhân thịt cứ tương đôi lạng vào ăn cho máo.
Suýt quên một chi tiết rất rất quan trọng mà tôi muốn khoe với anh chị. Ấy là nước lá riềng, năm nào gói bánh thì việc chuẩn bị nó cũng dành cho tôi. Lá riềng rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước trộn vào gạo. Bánh có trộn nước này rất thơm và ít bị mốc.




 Nhà tôi thường gói bo, nguyên văn cụ ông. Tức là gói bằng tay. Cụ cứ vừa gói vừa chém: "Tao gói bo mà ra hình thang cân mới kinh, chứ gói khuôn vuông chành chạnh thì không tính tiền". Quả thực nhìn cặp bánh chưng khum khum hình mu gì ( ^^ ) trông nó vẫn ngon mắt và gợi cảm hơn quý anh chị ạ.


                                                           (Ảnh - chính tôi)

Để gói bánh người ta cần 4 cái lá dong đã cắt bằng đầu lá và tước sống lưng để khi gập không bị rách lá. Phá tôi đã từng thử gói bánh và thành phẩm là một mớ hỗn độn gạo thịt đỗ xanh trong lá, nhão nhoẹt. Cụ ông buông 1 câu: "Mài đùm bánh chứ gói đếch đâu", đắng.

                                           (Kể có bạn gói như nài thì tôi hẳn là chăm học)

Năm nào đến tết là cụ ông lại có dịp ca thán tôi về tội không chịu học gói bánh. Được thể cụ còn dọa: "mài không học gói đi sau lấy vợ thì không có bánh mà ăn con ạ". Tôi tỉnh bơ: "Sau con nhờ bố vợ gói", hửa hửa.


                                                                      (Ảnh - chính tôi) 

Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Người ta thường miêu tả trong văn học cũng như câu treo cửa miệng của quý anh chị là thức đêm 30 trông nồi bánh chưng. Nhà tôi chả thế, bánh gói xong từ trưa, luộc đến tầm 11 giờ đêm là vớt ra và ép cho ráo nước. Xong om, cả nhà đêm giao thừa ngồi vểnh râu xem phim,
nhàn tênh. Hết cmn chuyện.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Hẫng...



      Lặng lẽ đông về chênh vênh bước em tôi
Tìm một bờ vai cho bước đời bớt mỏi
      Hương hoa sữa nồng nàn như muốn nói
Có nỗi buồn mang tên gọi lãng quên..

 Dẫu thật gần nhưng chẳng thể kề bên 
Bước qua nhau giữa dòng đời hối hả
Nắng gửi hết lòng mình vào sắc lá....
     Còn nỗi niềm anh gửi đến yêu thương....

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Xem Bói


(Bài viết ăn cắp của chị Hasapa)
Thuở còn thơ nhà ở Giáp Bát
Đi học phải qua lối rẽ cầu khỉ

Lúc biết đi xe đạp cũng là lúc biết tử vi bói toán, tất nhiên cũng tại chơi với chị Nhã Kỳ, em của chị Nhã Thu, cả cái Hà Nội có bao thầy bói bao thầy tử vi thì song Nhã thuộc cả (có khi phải thuộc danh sách tất cả các thầy phía Bắc chứ ko riêng Hà Nội)
Anh Long là con ông Trứ, nhà ở khu tập thể Trương Định, bố anh Long là thầy tử vi nổi tiếng khắp vùng nhưng mình lại chưa bao giờ được xem, mà theo lời Nhã Kỳ thì anh Long xem chuẩn quá bố cơ nên đã đi xem phải gặp được anh Long. Thuở ấy anh xem ở tầng 1, ông Trứ xem trên tầng 2. Nhà anh trong một cái ngõ nhỏ nằm gần đối diện cái đồn công an, lảng vảng đến khu này hỏi ông Trứ thì ai cũng biết luôn. Anh Long khá kén người, kén hơn ông Trứ nhá, không phải ai anh cũng xem cho đâu (thấy bảo phải xinh cơ, ke ke, tranh thủ nâng hàng tí)


Anh Long vừa xem văng léo rất duyên, hầu như đứa nào xem cũng được anh văng vài chữ, lúc mình nghe cái gì vô lý quá cãi thì anh bẩu: mày mấy tháng nữa thấy anh nói sai thì đến đây đập vào mặt anh, nhiều cái vô lý mà cũng thành thật thật, chứ mình hiền dịu có sai chắc cũng ko dám đến hành hung người khác thế, được cái xem anh Long tư tưởng dứt thoải mái, thường lần nào mình cũng được cười sằng sặc nên rất tín nhiệm, mình hèn sợ nếu xem thầy nào nói làm sao thì chiết, ngoài hàng năm đến đây với Nhã Kỳ thì chúng mình còn kể lại các bạn há hốc mồm nghe câu chuyện rồi kéo đàn kéo đống đến đông lắm, đúng là văn hóa truyền mồm, có khi anh đăng quảng cáo trên VTV3 cũng không thu được nhiều khách bằng những câu chuyện mình kể cho bạn bè
Khi chúng mình 20, lần đầu tiên đến anh Long, tay chân mình lạnh toát, sợ cầm tờ giấy anh ấy vẽ sao còn run í, mà xem xong thì lại hồn nhanh vì anh nói cái gì cũng buồn cười, mình xin phép không kể đời mình (lộ ra giai lại theo đông) mà chỉ kể mấy nhân vật bạn bè, nếu ai nhận ra ai xin vui lòng không nói :D , tên nhân vật đã được thay đổi để bưng bít hành tung (nhưng vẫn không nhất thiết phải khác với nhân vật chính)

Con Huệ đến với anh Long cũng là do nghe chuyện nhảm, hớn ha hớn hở đến lại còn dắt thêm dăm ba cô gái, cái trò ngày xưa đi xem cứ túm năm tụm ba cho đỡ sợ. Anh Long vửa nhìn thấy Huệ bảo: con này dê thế, mất trinh rõ sớm (từ bao tuổi cơ, còn nói tuổi mà mình quên rồi). Thời đấy sinh viên chuyện mất tờ rinh mà lộ thì còn to hơn tội nói xấu đồng chí X bây giờ, con Huệ sợ quá đứng bật dậy vùng vằng bảo anh nói sai rồi, cắp đít về thẳng để mấy con bạn ngồi lại chơ vơ sợ hãi

Tối con Huệ mới quay lại …xem tiếp, ha ha. Anh Long thủng thẳng thêm 1 câu nữa: Tao còn biết mày đang bị Trĩ cơ. Con Huệ chết đứng vì trĩ thật, chục năm sau ngồi kể lại mà cười chảy hết cả nước mắt, hình như anh ấy nói cái gì cũng đúng cả nhưng chỉ nhớ mỗi 2 chi tiết đắt nhất thôi. Sau này mình khoe anh Long thường hay dặn bọn trẻ con: chúng mày mà mất tờ rinh rồi thì đừng có mà rủ cả mớ bạn đi xem cùng nhau không lại bẽ bàng :D
Còn bà Nhã Kỳ đi xe
m với mình và con Vân, con Lan nữa… Bà ấy được xem đầu tiên, anh Long bảo: ôi con này số khó chồng lắm. Nhã Kỳ trắng trẻo, xinh xắn, thời đấy 20 thì cũng có khối giai để í nghe thế tức lắm, cố vớt vát một câu:
- Em chả cần lấy chồng, 30 tuổi mà em chưa có chồng thì em chỉ cần kiếm 1 đứa con thôi
Anh Long không để Nhã Kỳ vuốt mặt cái nào, đốp lại luôn:
- Tao đố mày từ giờ đến 30 tuổi đưa được thằng nào lên giường
Quá choáng với văn của ‘thầy Long’, Nhã Kỳ hậm hực lắm, bọn này cũng hậm hực thay cho nàng vì trong mấy đứa có khi con đấy là sáng sủa nhất hội í, nhà mặt phố, bố làm to, trắng trẻo, thông minh, duyên dáng. Thế mà đúng đến năm 35 tuổi Nhã Kỳ mới bảo: Tổ sư thằng L nói đúng thật… 36 tuổi Nhã Kỳ vẫn còn…6triệu. Xít 40 thì Nhã Kỳ lấy chồng, 2 quốc tịch đúng như anh Long nói nhờ (thế mà hồi xửa anh nói cứ giãy nảy lên). Anh còn bảo một câu dứt đắt cho con Nhã Kỳ: ”Mày là loại đắp chăn chờ hạnh phúc nên mày muộn chồng cũng phải”, nghĩ cũng chuẩn, con này đắp in chăn đến năm 37 mới giở chăn ra ;)

           
(giở chăn ra :v  )

Em Hiền (tên Hiền chả bao giờ Hiền nhờ) lúc đến gặp thầy bối rối thế nào nói sai giờ sinh thầy ‘chưởi’ luôn, chưởi xong chuẩn hóa được giờ thì tay này giật mình bảo:
- Thôi anh xin lỗi mày nhé (tội chót chửi), không mày ghê gớm mày lại đến đốt mẹ nhà anh
Em Hiền đáp lễ: không, em Hiền lắm
Anh Long:
- hiền mà dội mấy xô cứt với dầu luyn vào nhà cái đứa nợ mày tiền à
Vãi Hiền quá, Hiền ơi là Hiền, không có anh Long thì ai mà biết em hiền đến thế, há há, chị quá phục anh Long, sao ông ấy lại biết em dội mứt với dầu luyn nhờ, khi nào có việc gì chị…nhờ em nhé.
Mười mấy năm rồi mà những điều ‘thầy Long’ nói vưỡn thấy đúng nhị Nhã nhờ
Chả biết bao giờ mới dám quay lại xem anh Long vì giang hồ bẩu phí giừ lăm trăm với chẹo bạc cơ, cái này mà phải xuất hóa đơn thì nhà nước bội thu tiền thuế
Hồi xửa công nhận vui
Bi ét:
- Nhã Kỳ bạn mình không phải đại sứ du lịch, nàng là đại sứ tin nhắn tềnh yêu

                       
(Không phải Kỳ này)

- Địa chỉ nhà anh Long: mình không nhớ đâu xin đừng hỏi, ngày xưa nhà mình ở gần khu tập thể đó nên hay lê la, giờ tập thể đổi tên thành Phố Nguyễn An Ninh rồi, chịu!